Press ESC to close

Website Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Hòa thượng Chủ tịch dự lễ khánh thành Bảo tháp Kỳ Lân Sơn Tự

Ninh Bình – Tối này 11-12, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã quang lâm chứng minh và tham dự lễ khánh thành 2 ngôi bảo tháp Kỳ Lân Sơn Tự (chùa Bạc), tọa lạc tại Phố Cổ Hoa Lư – Trung tâm TP.Ninh Bình.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Tăng sự Trung ương

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Tăng sự Trung ương; Trưởng lão HT Châu Ty, Phó Pháp Chủ HĐCM; Trưởng lão Hòa thượng Tăng Nô, Ủy viên TT HĐCM; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch TT HĐTS GHPGVN; cùng chư Tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS, thành viên HĐCM, HĐTS và Ban Trị sự các tỉnh thành đã quang lâm chứng minh, tham dự, cắt băng khánh thành các hạng mục công trình Kỳ Lân Sơn Tự gồm: Đền Mẫu, Bảo tháp Tây Phương, Tháp Tứ Ân và Đình Kỳ Lân.

Chư Tôn đức cắt băng khánh thành 2 bảo tháp chùa Kỳ Lân

Tại Bảo tháp Tây Phương, Hòa thượng Chủ tịch cùng chư Tôn đức HĐTS, HĐCM, Chính quyền TP.Ninh Bình và Phật tử Nguyễn Văn Trường (đơn vị phát tâm trùng tu) đã cùng cắt băng khánh thành trong niềm hoan hỷ của toàn thể quan khách tham dự..

Thượng tọa Thích Minh Quang xướng lễ cầu nguyên

Tiếp đó, Thượng tọa Thích Minh Quang, Trưởng Ban Trị sự PG tỉnh Ninh Bình, Phó Trưởng Ban TT Ban Nghi lễ Trung ương, xướng lễ cầu nguyện. Nơi đất trời thiêng liêng dưới chân núi Kỳ Lân, chư Tôn đức thành kính niêm hương bạch Phật; hàng ngàng Tăng Ni, Phật tử cùng khách thập phương đã lắng lòng hòa lời kinh nhiệm mầu, đồng nhất tâm cầu nguyện cho Phật nhựt tăng huy, pháp luân thường chuyển, thế giới hòa bình và chúng sanh an lạc.

Chư Tôn đức nhiễu tháp

Bảo tháp Tây Phương và Bảo tháp Tứ Ân

Kỳ Lân là ngọn núi thiêng nằm độc lập giữa trung tâm TP Ninh Bình, có chiều cao hơn 50m so với mực nước biển. Các tảng đá trên đỉnh núi được xếp chồng nhau tạo thành hình linh thú Kỳ Lân nên gọi là núi Kỳ Lân. Kỳ Lân Sơn Tự trên đỉnh núi được xây dựng từ lâu đời, trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, chùa đã bị xuống cấp và hư hỏng nặng nề. Được sự chấp thuận của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của các cấp Giáo hội, từ năm 1999, DNXD Xuân Trường và nhân dân tín đồ Phật tử gần xa đã đóng bè tập phúc tu bổ Kỳ Lân Sơn Tự, năm 2017 tiếp tục mở mang, tu bổ và xây dựng các hạng mục công trình, như: Đền Mẫu, Bảo tháp Tây Phương, Tháp Tứ Ân, Đình Kỳ Lân…, góp phần tôn vinh, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, tâm linh do tiền nhân để lại, tạo đà cho sự phát triển du lịch tâm linh nơi vùng đất Cố đô.

Trưởng lão Hòa thượng Châu Ty
Hòa thượng Chủ tịch
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch TT HĐTS
Chính quyền TP.Ninh Bình và Phật tử Nguyễn Văn Trường
Chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội
Chư Tôn đức Ban Trị sự các tỉnh, thành

Văn nghệ chào mừng
Thượng tọa Thích Minh Quang, Trưởng Ban Trị sự PG tỉnh Ninh Bình, phát biểu khai mạc
Chư Tôn thắp đăng cầu nguyện

Cắt băng khánh thành

Hòa thượng Chủ tịch viếng chùa Vàng

Trước đó, chiều cùng ngày, Hòa thượng Chủ tịch đã dịp ghé đến chùa Vàng, tọa lạc trong Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình để thắp hương lễ Phật, cầu nguyện và viếng cảnh chùa.

Chùa Vàng nằm ở giữa hồ Cá Voi ở phía Tây thành phố, một bên giáp với trục đường Tràng An, một bên giáp với xã Ninh Nhất. Chùa Vàng được xây dựng trên một hòn đảo nhỏ cùng tên có diện tích 28 ha.Đảo chùa Vàng gồm 3 ngôi chùa nhỏ, xung quanh là khuôn viên có nhiều cây xanh. Riêng chùa Vàng được xây dựng dựa trên kiến trúc cũ của chùa Bát Long do vua Lê Đại Hành xây dựng cách đây hơn 1.000 năm.

Xưa kia, Chùa Bát Long nguyên là nơi thờ 8 vị xưng Vua thời 12 xứ quân là Ngô Xương Xí, Đỗ Cảnh Thạc, Phạm Bạch Hổ, Kiều Công Hãn, Nguyễn Khoan, Nguyễn Siêu, Nguyễn Thủ Tiệp, Kiều Thuận. Chính vì thế, ngôi Chùa Vàng được xây trên bệ đá xanh có kiến trúc hình bát giác 8 cạnh đều nhau, quay ra 8 hướng tượng trưng thơ 8 vị xưng Vua nói trên.

Cùng với chùa Bái Đính, Tràng An, chùa Bạc – Kỳ Lân Sơn Tự, chùa Vàng – Hồ Cá Voi cùng tạo nên quần thể kiến trúc nghệ thuật Phật giáo, điểm tô thêm bản sắc văn hóa vùng đất Cố Đô Hoa Lư, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của tín đồ Phật tử và du khách thập phương.

 

Đăng Huy