Press ESC to close

Website Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Hội thảo khoa học “Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa Phật giáo Việt Nam”

Sáng ngày 28-3, tại Trung tâm văn hóa Phật Giáo chùa Hộ Độ, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh kết hợp cùng Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia, với chủ đề: “Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa Phật giáo Việt Nam”.

Hòa thượng Chủ tịch chứng minh Hội thảo
Chư Tôn đức Ban Thường trực HĐTS

Hiện diện chứng minh có Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Tăng sự Trung ương; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch TT HĐTS; Hòa thượng Thích Khế Chơn, Hòa thượng Thích Quảng Tùng, đồng Phó Chủ tịch HĐTS; Hòa thượng Thích Thanh Chính, Ủy viên TT HĐTS.

Chủ tọa Hội thảo

Chủ tọa: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Trị sự PG tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng Ban Tổ chức; Hòa thượng Thích Hải Ấn, Viện trưởng HVPGVN tại Huế; Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên TT HĐTS, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương; Giáo sư Lê Mạnh Thát; GS.TS Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, đồng Trưởng Ban Tổ chức; PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo; PGS.TS Trần Đức Cường và PGS.TS Nguyễn Quang Hồng

Toàn cảnh Hội thảo có sự tham dự của đông đảo Đại biểu

Tham dự có lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ, chính quyền các cấp sở tại, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Tôn giáo, học giả tri thức và đông đảo Tăng Ni, Phật tử.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Trị sự PG tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng Ban Tổ chức

Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nhiệt liệt chào mừng sự hiện diện chư tôn đức Tăng Ni, quý vị đại biểu khách quý, các nhà khoa học, quý vị Phật tử. Điều đó đã nói lên tinh thần đoàn kết và sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực lịch sử văn hoá mang tính thời sự cao, phù hợp với chủ trương của Đảng trong giai đoạn hiện nay là bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm phát biểu khai mạc

Hòa thượng Trưởng Ban Tổ chức nhấn mạnh “Hội thảo quốc gia “Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa Phật giáo Việt Nam” là sự khẳng định cho sự hồi sinh sức sống trường tồn của văn hóa Phật giáo nói chung và văn hóa Hà Tĩnh nói riêng trong dòng chảy của văn hóa dân tộc.”

Đoàn Chủ tọa
Các nhà nghiên cứu Phật giáo

Theo báo cáo đề dẫn, Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 90 bài viết của các nhà khoa học, chư tôn đức từ các thành phố như: thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội,và các tỉnh: Bình Dương, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình. Do nhiều nguyên nhân, Ban tổ chức Hội thảo chỉ giữ trong tập Kỷ yếu  trên tay quý vị 75 bài của các tác giả, nhóm tác giả. Căn cứ vào nội dung các bài viết, Ban tổ chức Hội thảo tạm chia thành 3 phần chính:

Phần 1: Vị trí, vai trò của Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam

Phần 2: Đóng góp của Phật giáo Hà Tĩnh đối với lịch sử, văn hoá – xã hội

Phần 3: Bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử – văn hoá của Phật giáo Hà Tĩnh đối với phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

GS.TS Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, phát biểu chào mừng
GS Lê Mạnh Thát trình bày tham luận

Mục đích của Hội thảo khoa học lần này nhằm làm sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển, những bước thăng trầm của Phật giáo trên vùng đất Hà Tĩnh cũng như  những đóng góp to lớn của Phật giáo Hà Tĩnh đối với quê hương, đất nước trong tiến trình lịch sử của dân tộc.

Hòa thượng Chủ tịch phát biểu định hướng Hội thảo

Phát biểu định hướng Hội thảo, Hòa thượng chủ tịch nhận định, Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi khởi nguồn của tích sử Thiền sư Phật Quang truyền đạo Phật cho Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung tại Kinh đô của nước Văn Lang, và họ trở thành những Phật tử Việt Nam đầu tiên. Trải hơn 2000 năm, Phật giáo đã đồng hành cùng sự thăng trầm của dân tộc Việt Nam, hòa nhập vào đời sống người dân Việt trên nhiều phương diện, và giá trị Phật giáo đã một phần tạo nền Văn hóa dân tộc.

Hòa thượng khẳng định, “Văn hóa là nền tản của dân tộc, lịch sử là cội nguồn của dân tộc”, do đó việc nghiên cứu, ghi chép và lưu trữ lịch sử một cách khoa học là trách nhiệm của chúng ta, thế hệ đang được thừa hưởng những giá trị của lịch sử.

Chư Tôn đức Ban Trị sự PG tỉnh Hà Tĩnh và TP.Hà Nội

Dịp này, Hòa thượng kỳ vọng thông qua Hội thảo sẽ nhận được những ý kiến quý báu từ các bài tham luận của các nhà khoa học, chư tôn đức và quý vị đại biểu nhằm bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử – văn hoá của Phật giáo Hà Tĩnh, từ đó thúc đấy cho sự phát triển của GHPGVN.

Thay mặt Trung ương Giáo hội, Hòa thượng Chủ tịch biểu dương Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh và gởi lời chúc mừng Hội thảo được thành công tốt đẹp.

Đăng Huy