Tọa đàm và Tổng kết Ban Phật giáo Quốc tế và Kinh tế – Tài chánh Trung ương
Nhân Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII Ban Phật giáo Quốc tế và Kinh tế – Tài chánh Trung ương GHPGVN, tại Thiền viện Thiên Hưng, tỉnh Bình Định, sáng ngày 6-10 đã diễn ra buổi Tọa đàm “Hoạt động quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Chứng minh có Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, đồng Phó Chủ tịch TT HĐTS; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, đồng Phó Chủ tịch HĐTS; Hòa thượng Thích Thanh Điện, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh VP 1 Trung ương; Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh VP 2 Trung ương.
Chủ tọa có: Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS, Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế; Thượng tọa Thích Thanh Phong, Ủy viên TT HĐTS, Trưởng Ban Kinh tế – Tài chánh Trung ương; cùng chư Tôn đức HĐTS, Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế.
Tham dự Tọa đàm có đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQVN; Bộ Ngoại giao; Ban Tôn giáo Chỉnh phủ; chính quyền tỉnh Bình Định và Tăng Ni, Phật tử thành viên 2 Ban.
Tham dự Tọa đàm có đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQVN; Bộ Ngoại giao; Ban Tôn giáo Chỉnh phủ; chính quyền tỉnh Bình Định và Tăng Ni, Phật tử thành viên 2 Ban.
Phát biểu khai mạc, Thượng tọa Thích Đức Thiện nhấn mạnh “Tọa đàm lần này nhằm nêu bật thành tựu hoạt động quốc tế đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Đồng thời đưa ra những định hướng, chương trình mục tiêu trong nhiệm kỳ tới (2022-2027) cho các hoạt động đối ngoại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, góp phần xây dựng đất nước ta hùng cường, thịnh vượng, không ngừng nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế”.
Thượng tọa cho biết thêm, Ban PGQT TƯ được thành lập từ năm 1992 tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III (1992-1997), Ban là một trong 13 Ban, Viện thuộc Hội đồng Trị sự. Ban Phật giáo Quốc tế có vai trò và nhiệm vụ tham mưu và hoạch định hoạt động đối ngoại của Giáo hội, tích cực chủ động trong hội nhập quốc tế và mở rộng hoạt động đối ngoại, quan hệ quốc tế với các tổ chức Phật giáo và các tổ chức tôn giáo các nước trên thế giới theo phương châm đẩy mạnh ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay là thành viên sáng lập, và thành viên tích cực của Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (WBF), Ủy ban Châu Á vì Hòa bình (ABCP), Ủy ban tổ chức Quốc tế Vesak Liên hợp quốc (ICDV), Liên minh Phật giáo Thế giới (IBC)… Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua đã có mối quan hệ hữu nghị mật thiết với các tổ chức Giáo hội Tăng già Phật giáo khu vực Đông Nam Á, vùng Đông và Nam Á. Các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm tăng cường các hoạt động giao lưu giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới đóng góp vào thành tích chung trong sự nghiệp đối ngoại nhân dân của đất nước.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay là thành viên sáng lập, và thành viên tích cực của Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (WBF), Ủy ban Châu Á vì Hòa bình (ABCP), Ủy ban tổ chức Quốc tế Vesak Liên hợp quốc (ICDV), Liên minh Phật giáo Thế giới (IBC)… Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua đã có mối quan hệ hữu nghị mật thiết với các tổ chức Giáo hội Tăng già Phật giáo khu vực Đông Nam Á, vùng Đông và Nam Á. Các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm tăng cường các hoạt động giao lưu giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới đóng góp vào thành tích chung trong sự nghiệp đối ngoại nhân dân của đất nước.
Thành tựu nổi bật trong quan hệ quốc tế là Giáo hội đã tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 3 được tổ chức tại Việt Nam năm 2019 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam có sự tham dự của 5000 đại biểu đến từ 112 quốc gia, vùng lãnh thổ, với chủ đề: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”. Qua các kỳ Vesak rất thành công, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định vai trò, vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam, cũng như sự chủ động, năng lực hội nhập quốc tế của Giáo hội. Cùng những Phật sự tiêu biểu khác như: thành lập Ban Điều phối GHPGVN tại Lào; thiết lập mối liên lạc thường xuyên hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở 35 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; đẩy mạnh hoạt động Hội Phật tử, Trung tâm văn hóa Phật giáo Việt Nam tại nước ngoài để tăng cường đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giao lưu chia sẻ hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng, giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
Tọa đàm với chủ đề: “Hoạt động Quốc tế của GHPGVN trong giai đoạn hiện nay” dưới sự điều phối của Thượng tọa Thích Nhật Từ, Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng Ban PGQT Trung ương.
Ban Tổ chức đã đón nhận tham luận của ông Ngô Sách Thực – Phó chủ tịch UBMTTQVN, Đại sứ Nguyễn Phương Nga – Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
ông Lê Minh Khánh – Vụ trưởng Vụ Phật giáo BTGCP
bà Phạm Thị Thu Hương – Vụ trưởng Vụ pháp chế và thanh tra Ủy ban nhà nước về người việt nam ở nước ngoài
TT. Thích Minh Quang – Trưởng ban Điều phối GHPGVN tại Lào
SC. Tâm Trí – Ủy viên HĐTS: Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản
SC. Giới Tánh – Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Hàn Quốc
TT. Thích Đức Tuấn – Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ
TT. Thích Đồng Thành – Phó Trưởng Ban thường trực GHPGVN tỉnh Bình Định.
Đúc kết Tọa đàm, Thượng tọa Thích Đức Thiện tiếp nhận các ý kiến và tham luận quý giá của Đại biểu, theo đó sẽ chắc lọc để đưa vào phương hướng hoạt động của Ban PGQT trong nhiệm kỳ mới.
Trong 5 năm qua, Ban PGQT và KTTC đã hoạt động bám sát theo Nghị quyết Đại hội VIII với nhiều thành tựu nổi bật như bảng báo cáo tổng kết công tác Phật sự, qua đó góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân, Phật giáo các nước, nâng cao tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường Quốc tế. Hòa thượng Chủ tịch nói
Để định hướng cho hoạt động Phật sự của Ban PGQT và KTTC Trung ương trong thời gian tới, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS đã có lời đạo từ. Trong nhiệm kỳ mới sẽ diễn ra nhiều Phật sự giao lưu giữa Phật giáo Việt Nam với khu vực và Quốc tế, Hòa thượng chỉ đạo Ban PGQT lên kế hoạch chu đáo cho các Hội nghị Quốc tế đặc biệt sắp diễn ra. Để giải quyết khó khăn của Hội Phật tử Việt Nam tại các nước, Hòa thượng chỉ đạo Ban PGQT kết hợp Ban Hoằng pháp cử nhiều phái đoàn Phật giáo Việt Nam sang các Hội Phật tử, Trung tâm văn hóa Phật giáo Việt Nam tại nước ngoài để hoằng pháp, thuyết giảng vào các ngày lễ lớn như Vu Lan, Phật Đản, Tết Nguyên đán… Đồng thời, Ban PGQT và Ban KTTC lên kế hoạch vận động tịnh tài để hỗ trợ kinh phí cho Hội Phật tử Việt Nam tại Hàn Quốc, Nhật và Mỹ xây dựng Trung tâm của Hội.
Qua đây, Hòa thượng tán dương công đức Ban KTTC đã làm tốt trong việc vận động tịnh tài để Trung ương Giáo hội hoạt động Phật sự được suôn sẻ trong suốt nhiệm kỳ qua, cũng như cúng dường kinh phí xây dựng Học viện PGVN tại TP.HCM và Cần Thơ, Việt Nam Quốc Tự, Trụ sở Ban Trị sự PG tỉnh Bình Phước cùng nhiều cơ sở Phật giáo khác.
Bước sang nhiệm kỳ mới, Hòa thượng kỳ vọng các thành viên 2 Ban nếu còn đủ sức khỏe nên cố gắng tiếp tục tham gia vào 2 Ban trong nhiệm kỳ tiếp theo, để đóng góp sức lực, tài lực và trí tuệ giúp cho GHPGVN phát triển vững mạnh.
Bước sang nhiệm kỳ mới, Hòa thượng kỳ vọng các thành viên 2 Ban nếu còn đủ sức khỏe nên cố gắng tiếp tục tham gia vào 2 Ban trong nhiệm kỳ tiếp theo, để đóng góp sức lực, tài lực và trí tuệ giúp cho GHPGVN phát triển vững mạnh.
Đăng Huy
Danh mục
Bài viết mới